Cuộc đời Khổng Tử
Khổng Tử sinh vào năm 551 và mất vào năm 479 TCN. Không chỉ là một nhà triết học, ông còn là một nhà giáo dục và chính trị vĩ đại của Trung Quốc cổ xưa.Khổng Tử là nhà khai sáng Nho giáo, đồng thời là giảng sư và triết gia lỗi lạc bậc nhất cõi Á Đông
Dù lớn lên trong thời kỳ loạn lạc, nhưng Khổng Tử mang trên mình trí tuệ thông minh. Đứng trước cảnh lầm than, ông đã nuôi ước vọng có thể cứu nước, cứu đời. Nhưng mãi đến tuổi 35, ông vẫn không nhận được sự tin tưởng của vua. Tuy vậy, với sự tinh thông của mình, ông đã quay về quê hương và thực hiện sứ mệnh giáo dục của chính mình.
Kể từ đó, những lời dạy của Khổng Tử đã làm nên một dấu ấn khi thu hút hàng ngàn học trò, đặc biệt 72 nhân vật nổi tiếng trong lịch sử đã thành danh từ sự dạy dỗ của ông. Không lâu sau, ông được tiến cử lên làm quan. Nhưng 4 năm sau, nhận thấy sự thác loạn của nhà vua, ông đã xin từ chức.
Một lần nữa, ông lại trở về với sự nghiệp giáo dục, toàn tâm toàn lực nghiên cứu. Đây cũng là lúc bộ Xuân Thu gây tiếng vang của ông được cho ra đời. Từ đó về sau, người đời luôn nghe lời dạy của ông và xem đó là những bài học khắc cốt ghi tâm.
>>> Xem thêm: Những câu nói hay của Jack Ma giúp bạn vực dạy chính mình
Các lời dạy của Khổng Tử
“Hãy đưa hướng dẫn cho những người tìm kiếm kiến thức sau khi họ phát hiện ra sự thiếu hiểu biết của mình.”Lời dạy của Khổng Tử qua câu nói này vô cùng sâu sắc. Với bậc tiên sư, việc giúp đỡ, hỗ trợ người khác khi ở đời để họ được phát triển tốt cần phải hướng họ đi đúng hướng đúng cách. Bởi nếu không như vậy thì bạn có thể làm hại họ. Ta có thể thấy, chẳng ai có khả năng đánh thức một người ngủ giả vờ, thế nên, thay vì mang cá cho họ, ta nên dạy họ cách để câu được cá từ khả năng của mình.
Lời dạy của Khổng Tử luôn mang triết lý sâu sắc
“Bất cứ nơi nào bạn đi, hãy đi với tất cả trái tim.”
Đây là một thông điệp rất sâu sắc theo lời Khổng Tử nói. Khi làm bất cứ việc gì, để chạm đến thành công, ta cũng cần hết mình tập trung và nỗ lực. Lời dạy chính là để không hối tiếc với điều gì thì ta cần dành trọn đam mê, nhiệt huyết và cảm xúc cho điều đó. Đến ngày nay, lời răn dạy này vẫn nhận được rất nhiều sự lưu tâm.
“Không quan trọng việc bạn đi chậm thế nào, miễn là đừng bao giờ dừng lại.”
Một trong những lời dạy của Khổng Tử gửi gắm đến con đường thành công của nhân loại chính là đây. Theo quan niệm của nhà triết học, sẽ không bao giờ là muộn cho việc bắt đầu một mục tiêu nào đó, chỉ cần ta quyết tâm đến cùng. Vì thất bại chỉ đến khi ta chấp nhận buông bỏ.
“Khi rõ ràng đó là những mục không thể đạt, đừng điều chỉnh mục tiêu mà hãy điều chỉnh từng bước hành động.”
Với câu nói này, ta không nên nản chí trước những mục tiêu không thành hiện thực mà cần tìm ra nguyên nhân để cải thiện và khắc phục nó. Hành trình vốn là điều rất quan trọng đối với mỗi mục tiêu, ta cần suy xét và suy nghĩ thật kỹ để có thể đi đến đích mà không vướng phải những hậu quả xấu. Vì theo triết lý Khổng Tử đưa ra cho thấy rằng cuộc sống vốn sẽ diễn ra không theo ý muốn của mỗi người, ta cần phải đưa ra cách ứng biến.
“Nhìn vào những lợi thế sẽ cản trở hoàn thành những việc.”
Theo bậc triết gia vĩ đại, những người hèn kém sẽ luôn đổ lỗi cho người khác mà không nhìn nhận lại bản thân mình, chỉ hướng đến những lợi thế trước mắt. Ngược lại, những người có trí tuệ cao sẽ luôn nhìn vào những điều thiếu sót của mình để hoàn thiện và khắc phục. Lời dạy này hẳn đã mang lại rất nhiều ý nghĩa sâu sắc cho người đời.
7 lời dạy của Khổng Tử
“Tâm còn chưa thiện, phong thuỷ vô ích
Bất kính cha mẹ, thờ cúng vô ích
Anh em không hòa, bạn bè vô ích
Làm việc bất chính, đọc sách vô ích
Làm trái lòng người, thông minh vô ích
Không giữ nguyên khí, thuốc bổ vô ích
Thời vận không thông, mưu cầu vô ích.”
Bất kính cha mẹ, thờ cúng vô ích
Anh em không hòa, bạn bè vô ích
Làm việc bất chính, đọc sách vô ích
Làm trái lòng người, thông minh vô ích
Không giữ nguyên khí, thuốc bổ vô ích
Thời vận không thông, mưu cầu vô ích.”
Qua chia sẻ của Tường Vip về các lời dạy của Khổng Tử, mong rằng các bạn sẽ có thêm cho mình những bài học sâu sắc trong công việc và cuộc sống!