Nếu nhắc đến một trong những danh họa lững lẫy trong mỹ thuật hiện đại Việt Nam thì hoạ sĩ Trần Văn Cẩn là cái tên khó lòng bỏ qua. Bởi một minh chứng điển hình chính là Quốc huy chính thức ở nước ta được dùng đến tận ngày nay được tạo ra từ chính người hoạ sĩ đại tài này. Để hiểu thêm về cuộc đời, sự nghiệp cũng như những mẫu tranh của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn gây dấu ấn qua thời gian, cùng xem ngay những chia sẻ Tường Vip mang đến cho bạn nhé!

​​Đôi nét về hoạ sĩ Trần Văn Cẩn 

Hoạ sĩ Trần Văn Cẩn sinh năm 1910 từ một gia đình trí thức nhưng nghèo khó tại Kiến An tại Hải Phòng. Bố của của ông được biết đến là công chức làm việc tại bưu điện, mẹ ông lại là nghệ nhân nặn tò he, làm đèn giấy nan tre cùng một người cậu là nghệ nhân vẽ những mẫu đèn giấy.

Dù cuộc sống khó khăn thế nhưng Trần Văn Cẩn luôn được gia đình chăm lo cho ăn học rất tử tế. Có lẽ do ảnh hưởng từ mẹ và cậu cùng năng khiếu thiên phú cũng như tình yêu với hội hoạ mà ông sớm thể hiện và bộc lộ từ thuở nhỏ.  

Năm lên 15 tuổi, ông thi đỗ Trường Bách Nghệ Hà Nội và và theo học ngành vẽ dentelle và làm đồ gỗ. Sau khi ra trường, Trần Văn Cẩn đã họn về công tác tại Sở cá Nha Trang, ông tiến hành khắc hoạ những mẫu cá lạ lưu để vào tư liệu.

Chính giai đoạn trải nghiệm và làm việc nơi đất biển đã mang đến cho ông tình thương, sự gần gũi đặc biệt với những người dân làng chài. Cũng từ đó, ông trở nên say mê việc vẽ phong cảnh, con người miền biển Nha Trang. Vì thế, ông đã tiến hành khắc hoạ nên vóc dáng săn chắc, vạm vỡ cùng nước da rám nắng, khung cảnh lao động bình dị của người dân miền biển qua các tác phẩm. Hơn hết, đam mê trở thành hoạ sĩ đã dần thắp lên trong ông.

>>> Xem ngay: 100+ Mẫu Tranh Sơn Dầu Đẹp Và Sống Động Nhất 2022

Những dấu ấn trong sự nghiệp của Trần Văn Cẩn 

Năm 1931, Trần Văn Cẩn thi đỗ Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương và theo học về hội họa, trang trí và đồ hoạ. Cũng trong giai đoạn này, ông đã chính thức cho ra mắt những tác phẩm đầu tiên.

Khắc hoạ thành công các mẫu tranh sơn mài

Dù học chuyên về sơn dầu thế nhưng Trần Văn Cẩn vẫn không bỏ qua chất liệu thuần túy của dân tộc ta là sơn mài. Hơn hết, ông đã gặt được hái thành công từ những chất liệu trên. Đáng kể hơn cả chính là quá trình ông chuyển từ sơn mài thủ công trở thành phương tiện thể hiện tuyệt vời cho hội họa.

  • Năm 1934, ông cho ra đời tác phẩm đầu tay với tên “Mẹ tôi”, tác phẩm nổi tiếng từng trưng bày ở triển lãm nghệ thuật Paris. 

  • Không lâu sau, ông tiếp tục cho ra đời 4 tác phẩm liên tục là tranh sơn dầu “Em gái tôi”, tranh lụa “Cha con”, tranh gỗ “Đi làm đồng” và “Cảnh bờ sông”. Hầu hết các tác phẩm đều được góp mặt ở triển lãm lần thứ I từ Hội Khuyến khích Kỹ thuật và Công nghệ. Bên cạnh đó, danh hoạ còn được trao tặng giải thưởng ngoại hạng và được đề cử vào vị trí ban giám khảo.

  • Năm 1936, ông chính thức cho ra đời “Lều chõng”, tác phẩm tốt nghiệp của ông nhận được sự đánh giá rất cao từ giới phê bình. 

Khai sinh ra nền nghệ thuật dân tộc

  • Trước năm 1945, hoạ sĩ Trần Văn Cẩn đã hoạt động ở Hội Văn hóa Cứu quốc, ông tham gia vào việc vẽ tranh cổ động phong trào đấu tranh giành độc lập. Những tác phẩm tiêu biểu đại diện cho tên tuổi ông có thể kể đến như: “Cứu nông dân”, “Bản đồ Việt Nam không thể chia cắt”, “Phá xiềng”. 

  • Sau khi kết thúc Cách mạng tháng Tám, ông cùng những họa sĩ khác đã dựng nên nhiều bức tranh mang tính cổ động và đặt xung quanh hồ Hoàn Kiếm. Đặc biệt phải kể đến là bức “Nước Việt Nam của người Việt Nam” được căng lên tại toà nhà Địa ốc ngân hàng, còn được biết là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày nay.

  • Năm 1946, tranh của Trần Văn Cẩn được trao giải I trong Triển lãm mỹ thuật toàn quốc được tổ chức lần đầu tiên tại Hà Nội với tác phẩm “Xuống đồng”.

Danh hoạ có duyên với chức vị

Sở dĩ được xem là dấu ấn trong sự nghiệp bởi ông đã được đảm nhận qua rất nhiều vị trí quan trọng trong làng Mỹ thuật nước nhà.

  • Năm 1948, ông được bầu vào Ban thường vụ Hội Văn nghệ Việt Nam tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc

  • Năm 1954, sau khi hoạ sĩ Tô Ngọc Vân qua đời, ông chính thức đảm nhiệm vai trò Hiệu trưởng trường Mỹ thuật và duy trì cương vị đó trong suốt 15 năm. 

  • Ông đồng thời cũng là Tổng thư ký Hội mỹ thuật Việt Nam nhiệm kỳ thứ I kéo dài từ năm 1958 đến 1983 và Chủ tịch hội nghệ sĩ tạo hình Việt Nam nhiệm kỳ thứ II kéo dài từ năm 1983 đến 1989. 

  • Năm 1978, hoạ sĩ Trần Văn Cẩn chính thức trở thành một Cộng tác viên của Viện hàn lâm nghệ thuật Cộng Hoà Dân Chủ của Ðức và hoạt động trong suốt một thời gian dài.

Phong cách Trần Văn Cẩn hướng đến

Tranh của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn vốn mang đậm dấu ấn nghệ thuật cá nhân, vừa mang tính hiện đại mới mẻ, vừa giàu tính liên tưởng và đậm đà âm sắc dân gian và bản sắc dân tộc. Minh chứng là những tác phẩm của ông luôn toát nên nét chân thực, nhẹ nhàng và không kém phần tinh tế, cường điệu. 

Tác phẩm tiêu biểu

Tranh sơn dầu “Em Thuý” 

Tranh khắc gỗ “Gội đầu” 

Tranh màu nước “Tát nước trên đồng” 

Hi vọng với những chia sẻ Tường Vip mang đến sẽ giúp các bạn hiểu hơn về cuộc đời, sự nghiệp cũng như những kiệt tác mà hoạ sĩ Trần Văn Cẩn đã để lại cho đời.