Bên cạnh các dòng tranh phổ biến như tranh sơn dầu, tranh lụa,... thì Việt Nam ta còn tự hào khi có mặt tranh gạo chứa đựng đầy tâm hồn dân tộc. Đó chính là sự kết hợp giữa các hạt gạo bình dị cùng đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ của những nghệ nhân để cho ra đời những tác phẩm độc đáo nhất. 

Hiện nay, chúng ta có rất nhiều mẫu tranh gạo đẹp như: tranh gạo hoa sen, tranh gạo chân dung,... Để hiểu hơn về dòng tranh mang đậm tinh thần người Việt này, hãy cùng Tường Vip tham khảo ngay những thông tin sau nhé!

Đôi nét về tranh gạo 

Tranh gạo truyền thống là dòng tranh được làm từ những hạt gạo tròn đều được cấy và thu hoạch tại những mảnh đất đầy ruộng đồng của người Việt. Hiện nay, làm tranh gạo sẽ dùng chủ yếu 3 loại gạo. Đầu tiên là gạo nếp dùng cho những chi tiết lớn và rộng, thứ hai là gạo tẻ để giúp cho bức tranh gạo có được độ mịn qua những chi tiết nhỏ. Bên cạnh đó, người làm tranh còn dùng gạo huyết rồng với gam màu đỏ để tạo nên điểm nhấn cho tác phẩm. 

Điểm đặc sắc ở những bức tranh gạo chính những hạt gạo sẽ được dùng để mang đi sấy theo nhiệt độ để tạo nên màu sắc tự nhiên mà không dùng bất cứ hoá chất tạo màu nào. Hiện nay, các gam màu để làm tranh gạo lên đến 20 màu và sẽ không có mặt các màu như đỏ, tím, xanh, hồng,...

Ý nghĩa của tranh gạo

Tranh gạo vốn mang tinh thần dân tộc rất cao bởi hình ảnh hạt gạo bao lâu nay vẫn luôn gắn liền với đời sống người Việt. Cũng vì thế mà các mẫu tranh gạo còn giúp ta có thể liên tưởng đến sự bình yên, mộc mạc của những làng quê. Không những thế, tranh gạo còn được xem là dòng tranh thể hiện được những đường nét nghệ thuật độc đáo về cả chất liệu và bàn tay khéo léo của người thực hiện.

Để một bức tranh gạo đẹp và chất lượng được cho ra đời thì đòi hỏi người nghệ nhân thực hiện cần phải chú ý thật kỹ trong khâu lựa chọn nên nguyên liệu vì nếu hạt gạo được chọn không tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm được tạo ra. 

Các bước làm tranh gạo

Bước 1: Thực hiện rang gạo 

Trong việc rang gạo, người nghệ nhân sẽ ưu tiên lựa chọn những hạt gạo có kích thước đều nhau nhằm đảm bảo được sự đều màu. Khi rang gạo cần đặt lửa nhỏ và đảo đều tay để tạo màu trong vòng từ 30 phút đến 120 phút.

Bước 2: Vẽ phác họa hình ảnh trên gỗ

Ngoài việc chuẩn bị keo sữa và nhíp để gắp gạo, người nghệ nhân sẽ cần có một chiếc ván gỗ dày từ 3 - 5 mm để có thể phác họa tranh. 

Bước 3: Sắp xếp gạo lên tranh

Từ mẫu phác hoạ trên gỗ, nghệ nhân sẽ đổ dần keo sữa vào từng đường nét đã tạo nên cho bức tranh. Sau đó, họ sẽ dùng nhíp gắp từng hạt gạo để đặt vào những vị trí này. Bên cạnh đó, để làm tranh gạo thì người nghệ nhân cũng cần có óc thẩm mỹ tốt cũng như luyện được tính tỉ mỉ khi sắp xếp các hạt gạo để tạo nên sự hoàn thiện tốt nhất cho thành phẩm. 

Bước 4: Đính lại keo và xử lý mối mọt

Khi đã hoàn thiện được các chi tiết quan trọng, người nghệ nhân sẽ dùng keo để đính kết lại các hạt gạo vào ván tranh thật chắc chắn. Ngoài ra, tranh gạo sẽ được phủ thêm một lớp sơn bóng để tạo nên sự sắc nét và ấn tượng cùng một lớp thuốc xử lý được mối mọt để tranh giữ được lâu dài. 

Bước 5: Mang tranh đi phơi

Sau khi hình ảnh tranh được hoàn thiện, người nghệ nhân sẽ mang tranh đi phơi dưới nắng để tranh được khô ráo. Đặc biệt, tranh sẽ không được phơi dưới ánh nắng trực tiếp với nhiệt độ quá cao vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng thành phẩm. Thông thường, mỗi bức tranh gạo chỉ cần phơi trong ánh nắng trung bình khoảng 2 ngày. 

Bước 6: Đóng khung và bảo quản tranh

Đây chính là bước cuối cùng để một thành phẩm hoàn chỉnh được tạo nên. Việc cố định tranh vào khung sẽ giúp tranh chắc chắn và tinh tế hơn. Thành phẩm cần được bảo quản ở nơi khô thoáng và thỉnh thoảng mang phơi nắng để tránh sự ẩm mốc theo thời gian. 

Một số tác phẩm tranh gạo tiêu biểu

Tranh gạo hoa sen

Tranh gạo phong cảnh

Tranh gạo chân dung 

Hi vọng qua những thông tin chia sẻ Tường Vip mang đến sẽ giúp các bạn hiểu thêm về các mẫu tranh gạo truyền thống của người Việt. 

>>> Tham khảo thêm: Bộ Sưu Tập Tranh Phong Thuỷ Đặc Sắc Và Ấn Tượng Nhất 2022