Được biết đến là danh hoạ sở hữu những tác phẩm hội hoạ xuất sắc và cánh chim đầu đàn trong làng tranh sơn mài. Nguyễn Gia Trí được ví như một danh họa tiêu biểu của mỹ thuật đời đầu tại Việt Nam. Những tác phẩm tranh của hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí luôn chứa đựng sự độc đáo, đậm hồn dân tộc cùng đường nét thanh lịch. Vậy ông là ai và con đường phát triển của ông có điều gì đáng để người đời ghi dấu suốt bao năm qua. Hãy cùng Tường Vip tìm hiểu ngay nhé!

Hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí là ai?

Danh họa Nguyễn Gia Trí sinh năm 1908 và mất năm 1993 tại xã Trường Yên, huyện chương Mỹ, tỉnh Hà Tây nay là Hà Nội trong một gia đình có truyền thống thêu trang phục truyền thống gắn bó cùng làng quê nghèo khó ven sông Hồng. 
 


 

Ông không chỉ được biết đến là một họa sĩ mà còn là một nhà biếm họa, đồ họa nổi tiếng tại Việt Nam. Bên cạnh đó, ông còn cùng những họa sĩ nổi tiếng như Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn và Tô Ngọc Vân đã tạo thành thành một nhóm bốn họa sĩ đời đầu của làng mỹ thuật Việt Nam. 

Sự Nghiệp của hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí 

Nguyễn Gia Trí có thể nói là cha đẻ của nghệ thuật tranh sơn mài hiện đại tại Việt Nam. Hơn hết, ông còn là người đi tiên phong trong việc đưa những bức tranh sơn mài tiêu biểu thành những kiệt tác nghệ thuật cho đất nước. Chủ đề cho các tác phẩm của ông thường hướng về phụ nữ và phong cảnh. 

Ngoài ra, ông còn dùng các phương pháp sơn mài phối hợp cùng việc chạm khắc và in ấn. Đồng thời, hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí còn vận dụng vào các nguyên tắc cấu trúc của hội họa phương Tây để cho ra đời những bức tranh hiện đại mang đậm nét đặc trưng dân tộc. Cũng vào giai đoạn này, tác phẩm Lưu Nguyễn của ông đã được lưu nhập khổ lớn, được người Pháp mua về và bày trí tại Phủ Toàn quyền, nay là Phủ Chủ tịch tại Hà Nội cho đến hiện tại. 
 


 

  • Cuối năm 1930, ông cho thành lập nên Đại Việt Dân Chính Đảng cùng Nguyễn Tấn Tân,  Tề Hồng, Nguyễn Văn Lữ và Hoàng Đạo. Vì sứ mệnh hoạt động chính trị, ông đã bị thực dân Pháp đày đoạ lên Sơn La.

  • Năm 1940, khi chất liệu được thay đổi về chất liệu sơn mài đã giúp Nguyễn Gia Trí tạo nên cho mình một phong cách riêng. Đề tài chủ yếu ông hướng đến chính là hình ảnh những cô gái thong dong và duyên dáng trong cảnh vật thiên nhiên đầy thơ mộng. Bên cạnh đó, ông còn dùng son môi, thếp vàng, than, bạc, vỏ trứng, sơn cánh gián nhằm khắc hoạ nên vẻ đẹp tinh tế và tạo nên chiều sâu cho chất liệu sơn mài. Kể từ 1954 đến 1975, nhiều bức tranh của hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí đã được nhiều người yêu tranh sưu tầm và đặt ở những biệt thự sang trọng. Ngoài ra, ở những năm 1960 và 1970, ông có khuynh hướng theo nghệ thuật trừu tượng. Tuy nhiên, đến cuối đời, ông lại trở về sự lãng mạn của những năm 1940.

Các Tác Phẩm Nghệ Thuật của Nguyễn Gia Trí

Tranh “Thiếu nữ bên hồ sen”

Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu không thể quên nhắc đến khi nhắc đến những tác phẩm kinh điển của hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí. Đây là bức tranh khổ lớn có diện tích 12 mét vuông với 6 tấm khác nhau. Hơn hết, giá trị của chúng còn nằm ở việc chuyển động dựa theo hình dạng có mặt trong từng mẫu tranh khi ghép chúng lại với nhau. 

Chủ đề của bức tranh này hướng đến việc miêu tả những cô gái vui chơi, chạy nhảy và múa trong khu vườn đầy màu sắc nên thơ. Ngoài ra, khung trời dát vàng kết hợp với những chiếc váy mang gam màu ấn tượng sẽ góp phần tạo nên vẻ đẹp nổi bật, tươi trẻ và kiêu sa của những cô thiếu nữ. 

Tranh bình phong hai mặt “Dọc mùng” và “Thiếu nữ trong vườn” 

Ngoài “Thiếu nữ bên hồ sen” thì đây cũng được ví như một tác phẩm chứa đựng tiếng vang rất lớn của Nguyễn Gia Trí. Tác phẩm là tập hợp 8 bức tranh ghép lại nhằm tạo nên bức bình phong lớn đặc sắc với hai mặt phong cảnh độc đáo. Chính sự sắp xếp bố cục tinh tế của ông đã khắc hoạ nên sự tinh tế cho tác phẩm này. 

Mặt trước của bức bình phong là hình ảnh “Thiếu nữ trong vườn”, danh hoạ vĩ đại đã miêu tả hoạt động giải trí của thiếu nữ thời xưa một cách thật chân thực với nền trời trong trẻo. Hơn hết, những cô thiếu nữ cùng tà áo dài thướt tha khoác tay nhau dạo bước còn được ông khắc họa một cách thật sinh động làm nổi bật lên sự đài các, kiêu sa của phụ nữ thời bấy giờ. 

Mặt sau của bức bình phong chính là “Dọc mùng” thể hiện nên vẻ đẹp thiên nhiên bí ẩn và được khắc họa nổi bật hơn bao giờ hết thông qua những nét vẽ sắc nét và mạnh mẽ cùng việc kết hợp hoàn hảo các gam màu như giữa màu vỏ trứng và màu cam. Qua đó. hoạ sĩ sẽ dễ dàng tô điểm cho hình bình dị nơi thôn quê thêm toả sáng hơn. 

>>> Tham khảo ngay: Tập Hợp Các Mẫu Tranh Treo Tường Đẹp Và Đặc Sắc Nhất Tại Tường Vip 

Mong rằng với những chia sẻ Tường Vip mang đến sẽ giúp các bạn hiểu hơn về cuộc đời, sự nghiệp cũng như những kiệt tác mà hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí đã để lại cho đời.